Tuổi thơ của Hải Hà gắn liền với những đồi cọ, những cây cọ khẳng khiu, dãi dầu nắng mưa:
“…Con về tìm lại ngày xưa,
Nghiêng đồi cọ đứng, nắng mưa dãi dầu…”
(Tình quê)
Và người mẹ già yếu, lưng còng, nhưng rất đỗi thương con:
“…Bện quang dây, chợ đời bươn trải,
Lưng mẹ còng, xiêu vẹo nắng mưa…”
(Không thể nào quên)
“…Khi cây phượng ở góc trường thắp lửa
Cũng là khi tụi lớp mười mỗi đứa một nơi,
Đứa lên miền ngược, đứa miền xuôi,
Thẳng hướng mặt trời tôi ra biển…”
(Về miền hoa lửa)
Hải Hà đi liền một mạch, qua nhiều công việc, không dừng nghỉ:
“…Tung đi muôn ngả lúc còn xanh,
Nay lá vàng con tìm đường về cội…”
(Đường về)
Là người lính biển “Ăn sóng, ngủ khơi”-( Nhắn biển), lăn qua “Đạn xới, bom xiên”- (Thăm bạn), và:
“…Một thời trước bảng đen cong
Tay cầm viên phấn viết dòng trắng tinh…”
(Một thời)
Thơ Hải Hà đằm thắm tình yêu quê hương, dạt dào tình đồng đội. Những bài thơ: “Thăm Núi Sáng”, “Nước mát, dòng thơm hồ Vân Trục”, “Giếng làng”, “Chùa Kim Tôn”, “Vân Trục vào thu”, “Thanh long đỏ”…là những viện dẫn cho những điều đang nói ở trên.
Tập hợp một số bài thơ mình tâm đắc, Hải Hà mạnh dạn trình quý bạn đọc tập thơ đầu tiên: “Đường về”, xin quý bạn đọc mở lòng đón nhận .
Khi đến với vùng vàng đen- Đông bắc Tổ quốc:
“Ta đứng canh trời với pháo yêu,
Ngụy trang xanh vẫy nắng lam chiều.
Lò sâu mìn nổ khoan lòng đất,
Than chảy ào ào như thác reo…”
(Canh trời)
Khi về quê ngoại, về với thời ấu thơ nghèo khó, mà lạc quan yêu đời:
“…Con về sống với…bây giờ,
Với mênh mông nhớ tuổi thơ…ngọt ngào…”
(Tình quê)
Về với mảnh đất lam lũ, ở đó tác giả đã lớn lên, trưởng thành và ra đi, tình người, tình yêu quê hương xứ sở dâng đầy cảm xúc:
“Mênh mang, sóng nhú,dạ xôn xao,
Núi đứng, hồ nghiêng lúng liếng chào…”
(Nước mát, dòng thơm hồ VânTrục)
“…Chớm Hạ, tơ trời tím tím phơi
Quyên ca, nắng ửng, khúc giao mời…”
(Chớm Hạ)
‘ “ … Bức họa đồng quê ai chấm phá,
Lòng say- Nốt nhạc vút lên cao…”
(Vân Trục vào thu)
Có thể nói rằng:”Đường về”là những dòng nhật ký bằng thơ, những dòng thơ trữ tình và đa dạng về thể loại.
Khi nói về nghề nghiệp, về đạo nghĩa, tác giả dùng thể thơ đường luật thất ngôn bát cú:
“…Nương cha dìu dắt con đường tiến,
Cậy mẹ chắt chiu giọt sữa đời
Qúy nghiệp trồng người ngời giáo án,
Yêu nghề luyện chữ, thắm chồi tươi…”
(Mừng đón 70 xuân)
“…Khi còn đứng lớp, bao trò quý,
Nay nghỉ, làm thơ lắm khách tầm…”
(Mừng thọ)
“Lúc trẻ phiêu du mọi nẻo dường,
Nay già mới vãng cảnh Chùa Hương,
…Cáp treo lơ lửng trời non nước
Phút chốc rằng đây bậc đế vương…”
(Vãng cảnh Chùa Hương)
Về nỗi nhớ biển, không dữ dội, ồn ào mà âm thầm, sâu lắng, tác giả sử dụng thể thơ tứ tuyệt:
Còn khi đứng trước cảnh thiên nhiên hùng vĩ, nơi địa đầu Tổ quốc- Hà Giang, tác giả sủ dụng thể thơ tự do: nhả câu, ngắt chữ linh hoạt, tự nhiên như chính cảnh vật thiên nhiên vậy:
Cũng với cách nhả câu, ngắt chữ như trên, để nói lên chân lý cuộc sống, cuộc đời con người chân chính tác giả dùng hình tượng cây phi lao trước biển:Phi lao/ vút trời cao/Rì rào ca hát./Những đêm sao bát ngát /lặng gió im trời /Phi lao đứng đó/ tỏa hương đời đi xa./ Khi biển nổi phong ba/ Khi gió gào,bão dập / Phi lao gồng mình / Đứng ra ngăn cơn thịnh / Phi lao- Phi lao / Rắn chắc- thanh tao/ Dẻo mềm / Vút trời cao / Phi lao / Xanh êm .
Khi diễn tả tâm trạng của người bố, ở cái tuổi gần “Tứ thập” mới sinh con đầu lòng, bố muốn làm thơ để tặng con và cũng để tặng chính mình, nhưng làm sao được thơ “giữa mịt mùng Biển Đông”, tác giả dùng thơ ngũ ngôn:
Những bài thơ, viết bằng thể thơ lục bát trong “Đường về” không nhiều, chỉ có: “Chợ quê”, “Tình quê”, “Nhắn biển”, “Hoa hồng”, Trùng phùng”, nhưng cũng đạt được những thành công nhất định. Để diễn tả cái nỗi “dùng dằng”, tính đa chiều trong tình cảm liền anh liền chị trong mùa lễ hội vùng Kinh Bắc, tác giả dùng thể thơ lục bát- tiếng hát dân ca đầm ấm của mọi miền quê:
(Bài đạt giải trong cuộc thi thơ: “Đề thơ cho tranh khắc đá” do Câu lạc bộ thơ Việt Nam tổ chức- 2010).
“ĐƯỜNG VỀ”- Một tâm hồn thơ, một trái tim yêu thương
luôn đồng hành cùng với đôi chân dẻo dai của tác giả trên cung đường ấy. Xin mở lòng ra trên từng trang viết, trình với bạn đọc, mong được bạn đọc đón nhận với tấm lòng độ lượng !
NGƯỜI BIÊN SOẠN
“Xa rồi biển thắm của anh ơi,
Đã bấy nhiêu năm vẫn nhớ người,
Tĩnh lặng miền quê sương khói tỏa,
Mơ về biển cả dạ khôn nguôi…”
(Nhớ)
“…Đá đứng, đá ngồi “cổng trời” Quản Bạ
Đá công kênh Lũng Cú “ đụng trời”,
Lộng ánh cờ,
Rười rượi niềm tin”
(Đong đầy nỗi nhớ)
Khi diễn tả tâm trạng của người bố, ở cái tuổi gần “Tứ thập” mới sinh con đầu lòng, bố muốn làm thơ để tặng con và cũng để tặng chính mình, nhưng làm sao được thơ “giữa mịt mùng Biển Đông”, tác giả dùng thơ ngũ ngôn:
“…Từ lúc chưa sinh con
Nỗi khát dâng trong lòng
Nay con vừa tròn tuổi
Thơ bố chưa làm xong…”
(Gởi con gái vần thơ)
“Lao xao sóng vỗ thuyền rồng,
Quai thao, khăn xếp nức lòng hội chơi,
Một miền QUAN HO “…Người ơi…”,
BẮC NINH “…Người ở…”,…Mây trôi…”,“…Đừng về…”.
(Quan họ Bắc Ninh)
“ĐƯỜNG VỀ”- Một tâm hồn thơ, một trái tim yêu thương
luôn đồng hành cùng với đôi chân dẻo dai của tác giả trên cung đường ấy. Xin mở lòng ra trên từng trang viết, trình với bạn đọc, mong được bạn đọc đón nhận với tấm lòng độ lượng !
NGƯỜI BIÊN SOẠN
0 nhận xét:
Đăng nhận xét